Dù vốn FDI đăng ký mới sụt giảm, nhưng vốn FDI thực hiện lại tăng, đạt 11,57 tỷ USD

Dù vốn FDI đăng ký mới sụt giảm, nhưng vốn FDI thực hiện lại tăng, đạt 11,57 tỷ USD

Doanh nghiệp (DN) FDI tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam, mở rộng dự án hiện hữu cho thấy niềm tin của họ vào nền kinh tế, môi trường đầu tư hiện nay. Diện mạo tích cực của dòng vốn ngoại được dự báo còn kéo dài trong thời gian tới, nhờ làn sóng đầu tư, chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu.

Bảy tháng đầu năm 2022, dù vốn FDI đăng ký mới sụt giảm, nhưng vốn FDI thực hiện lại tăng, đạt 11,57 tỷ USD, là giá trị cao nhất cùng kỳ trong 5 năm trở lại đây. Vốn điều chỉnh tiếp tục tăng mạnh, quy mô điều chỉnh vốn bình quân/dự án tương đối cao so với cùng kỳ.

Vốn FDI tăng tốc đổ vào Việt Nam: Đón sóng đầu tư mới ảnh 1
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút FDIảnh: Như Ý

Một số dự án tăng vốn đáng chú ý thời gian qua: Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) 2 lần tăng vốn, với 920 triệu USD và 267 triệu USD. Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC tăng vốn trên 841 triệu USD. Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện (tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng), lần lượt tăng gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…

Nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh… vừa trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho một loạt dự án. Quảng Ninh trao 2 chứng nhận đầu tư FDI hơn 55,5 triệu USD cho dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, và dự án xây dựng nhà xưởng, nhà kho, văn phòng. Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án, trong đó 1 khu công nghiệp tổng vốn đầu tư 4.597 tỷ đồng và 5 dự án khác, gồm cả FDI là 231,5 triệu USD.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nhận định, sau đại dịch, thu hút FDI vào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể đón được một làn sóng đầu tư mới. Các ngành công nghiệp có nhiều triển vọng đón nhận dịch chuyển đầu tư đều là các ngành sản xuất chủ lực, có đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam như: chế biến thực phẩm, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và linh kiện, công nghiệp chế biến, ô tô … Việt Nam có cơ hội đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu để thu hút vốn ngoại phát triển một số lĩnh vực mới tại Việt Nam (chưa có nhiều dự án) như: trang thiết bị y tế, sinh học, hóa dược, hóa sinh, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin…

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài cho rằng, qua thời gian, các nút thắt, điểm hạn chế dần được quan tâm, tháo gỡ, khắc phục một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu của giới đầu tư và đã mang lại hiệu quả thiết thực. “Đó là sự cải thiện rõ nét về hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông đường bộ, cảng biển; khả năng sẵn sàng cung ứng về nguồn nhân lực. Đặc biệt là Chính phủ đã tạo môi trường đầu tư – kinh doanh ngày càng thông thoáng, cởi mở, phù hợp với thông lệ quốc tế bên cạnh lợi thế hội nhập của Việt Nam”, ông Toàn nhấn mạnh.

Đề xuất thành lập bộ phận “một cửa tập trung“

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, trung bình hàng năm, vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 – 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 – 80% tổng vốn đăng ký cả nước. Khu công nghiệp, khu kinh tế là khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư dự án lớn trong và ngoài nước, hiện là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu như: Samsung, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn, VSIP…

Foxconn sẽ sản xuất linh kiện iPad, MacBook ở Việt Nam

Đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được hơn 10.000 dự án trong nước và gần 11.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng khoảng 340 tỷ USD (trong đó, tổng vốn đầu tư FDI, khoảng 230 tỷ USD).

Tháng 7/2022, tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip), các DN Việt Nam, Nhật Bản đã trao nhận, ký kết nhiều chứng nhận đầu tư, hợp đồng, thoả thuận chuyển giao công nghệ. DN Nhật Bản là Onaga sẽ sớm hoàn thiện nhà máy đang xây dựng tại Hanssip để đưa vào sản xuất đợt 1 năm 2023 các linh kiện máy bay, sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ – máy bay – tàu biển – tàu shinkansen – ô tô.

Ông Onaga Masaru, Chủ tịch Công ty Onaga (Nhật Bản) đánh giá, thị trường Việt Nam rất tiềm năng, khi nhập khẩu khoảng 100 tỷ USD linh kiện các loại ô tô, xe máy, máy móc các loại. Ông Onaga đánh giá cao sự sẵn sàng của chính quyền địa phương trong việc lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư.

Theo ông Narukama Hiromitsu, Tổng Giám đốc Mitsui&Co. Vietnam Ltd, thành viên Ban Lãnh đạo Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam, các DN nước này mở rộng kinh doanh sang Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi xin giấy phép đầu tư. Ngoài ra, DN Nhật Bản gặp một số vấn đề chưa rõ ràng về thuế lao động, quan ngại về cơ sở hạ tầng năng lượng.

Ông Narukama Hiromitsu đề xuất thành lập bộ phận “một cửa tập trung” cho các dự án đầu tư, giúp đơn giản hóa các thủ tục cấp phép phức tạp hiện nay, đồng nhất quy trình và đảm bảo cam kết về khung thời gian quy định. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chuyển đổi số dịch vụ hành chính công. Ông Narukama Hiromitsu nhấn mạnh, đây là vấn đề then chốt trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong tương lai.

Theo báo: tienphong.vn

  • Bạn vừa thêm sản phẩm này vào giỏ hàng:

    Robot sáu trục 2

    0 out of 5

    Robot sáu trục 2

    Giá: Liên hệ báo giá
  • Bạn vừa thêm sản phẩm này vào giỏ hàng:

    Andon Premium Package

    0 out of 5

    Andon Premium Package

    Giá: Liên hệ báo giá
  • Bạn vừa thêm sản phẩm này vào giỏ hàng:

    MÁY XAY ĐẬU NÀNH ET-06

    0 out of 5

    MÁY XAY ĐẬU NÀNH ET-06

    Giá: Liên hệ báo giá
  • Bạn vừa thêm sản phẩm này vào giỏ hàng:

    Băng chuyền 2

    0 out of 5

    Băng chuyền 2

    Giá: Liên hệ báo giá

Chia sẻ bài viết này trên