Cách chăm sóc và các loại sâu bệnh cho cây đậu tương.

Cách chăm sóc và các loại sâu bệnh cho cây đậu tương.

Câu đậu tương rất dễ trồng, nhưng thời tiết nhiệt đới tại Việt Nam ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cây đậu, vì vậy cách bón phân và các loại sâu bệnh trên cây đậu luôn là vấn đề người trồng quan tâm.


1. Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đậu nành:

+ Bón lót: gồm phân Hữu cơ sinh học Better HG 01 2-3 tấn/ 1 ha + 70-100kg super lân.

+ Bón thúc:

– Lần thứ nhất (15 ngày sau gieo): 50-60kg Better NPK 16-12-8-11+TE, bón phân kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc, lấp phân.

– Lần thứ hai( 20-25 ngày sau gieo): Lượng phân bón là 100-120kg Better NPK 16-12-8-11+TE, kết hợp với làm cỏ, vun gốc. 

– Lần thứ 3 sau khi gieo 40 ngày, lượng phân bón là 100-150kg Better NPK 12-12-17-9+TE, kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

2.  Làm cỏ vun gốc:

Làm cỏ kết hợp vun gốc bằng thủ công

– Đợt I: 10 – 15 ngày sau gieo

– Đợt II: 20 – 25 ngày sau gieo

– Đợt III: 30 – 35 ngày sau gieo

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ như: Nufarm (2 – 2,5 lít/ha), Gramoxone (1,5 – 2 lít/ha), Dual (1,5 – 2 lít /ha).

3.  Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây đậu nành:

*Sâu hại :

Sâu đục quả (Prodenia litura)

– Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa. 

– Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex.

Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá).

– Triệu chứng: Gây hại trên lá. 
– Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học Sherpa, Polytrin,…

Bọ xít xanh (Nezara viridula) 

– Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được. 
– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học Padan 95SP, Dipterex…

*Bệnh hại :

Bệnh rỉ sắt (Phakopsora sojae)

– Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt. 

– Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb,…

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)

– Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết. 

– Biện pháp phòng trừ : Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo. Phun Validacin, Anvil.

Bệnh đốm lá do nấm Sercostora 

Gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%.
Biện pháp phòng trừ : Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như Dapronin, Pamistin, Alvin, Tilt…

Một số bệnh khác như: Sương mai, đốm nâu hại lá…

VI. Thu hoạch và tồn trữ:

Định thời gian thu hoạch: dựa vào chu kỳ sinh trưởng của từng giống, quan sát biểu hiện ngoài đồng: lá chuyển vàng, rụng; trái chuyển màu hoàn toàn (dùng tay lắc nhẹ nghe tiêng kêu của hạt).

Hiện nay đậu nành có thể thu hoạch bằng thủ công hoặc bằng máy suốt.

Tồn trữ: Phơi hạt hai nắng tốt, khi A% hạt còn khoảng 12% thì có thể đem đi tồn trữ. Nếu nhiệt độ tồn trữ 13,50C thì có thể tồn trữ 1 năm, nếu tồn trữ trong nhiết độ không khí bình thường thì chỉ tồn trữ được 6 tháng.

Nguồn: http://phanbonhieugiang.com/.

Chia sẻ bài viết này trên