Thành phần dinh dưỡng trong đậu nành.
Thành phần dinh dưỡng
Đậu nành (Glycine max) là một loại hạt thuộc họ nhà đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Đậu nành là thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng ở châu Á. Ngày nay, chúng chủ yếu được trồng ở Châu Á, Nam và Bắc Mỹ.
Các sản phẩm đậu nành khác nhau có sẵn gồm: bột đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.
Đậu nành chủ yếu là protein nhưng cũng chứa một lượng carbs và chất béo tốt. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa đem lại các lợi ích sức khỏe khác nhau. Chất chống oxy hóa chống lại tác động của các gốc tự do, đó là những hóa chất gây hại mà cơ thể tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các quá trình khác. Các gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào có thể dẫn đến các bệnh khác nhau. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Bằng cách này, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như đậu, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Thành phần dinh dưỡng cho 100 gram đậu nành luộc là:
Calo: 173
Nước: 63%
Protein: Đậu nành là một trong những nguồn protein thực vật tốt nhất. Trong 172 gram đậu nành luộc có khoảng 29 gram protein. Giá trị dinh dưỡng protein của đậu nành là tốt, nhưng chất lượng không hoàn toàn cao như protein động vật. Các loại protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein. Tuy nhiên, chính những protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở một số người. Lựa chọn ăn protein từ đậu nành giúp giảm mức độ cholesterol ở một mức độ nhất định.
Carbs: 9,9 gram
Đường: 3 gram
Chất xơ: 6 gram. Đậu nành chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở một số người. Mặc dù gây ra tác dụng phụ ở một số người, tuy nhiên, chất xơ hòa tan trong đậu nành được coi là tốt cho sức khỏe. Chúng được lên men bởi vi khuẩn trong ruột kết, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột kết .
Chất béo: 9 gram. Đậu nành được phân loại là hạt có dầu và được sử dụng để làm dầu đậu nành. Hàm lượng chất béo xấp xỉ 18% trọng lượng khô – chủ yếu là axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, với một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Loại chất béo chiếm ưu thế trong đậu nành là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo.
- Bão hòa: 1,3 gram
- Không bão hòa đơn: 1,98 gram
- Đa không bão hòa: 5,06 gram
Omega-3: 0,6 gram
Omega-6: 4,47 g
Ngoài ra, trong đậu nành có nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, bao gồm:
- Molypden: Đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và cây họ đậu.
- Vitamin K: Dạng vitamin K được tìm thấy trong cây họ đậu được gọi là phylloquinone. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
- Folate (vitamin B9) có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai của phụ nữ.
- Photpho: Đậu nành là một nguồn photpho tốt, một khoáng chất thiết yếu có trong chế độ ăn uống phương Tây
Nguồn: ittctech-vn.com
www.vinmec.com