TỔNG QUAN VỀ CẢM BIẾN SENSOR
Cảm biến hay còn được gọi là (Sensor) là thiết bị điện tử dùng để cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý, hóa học hay sinh học của môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động vật thể, ánh sáng, âm thanh,…Sau đó, biến đổi thành tín hiệu điện truyền về bộ phận xử lý trung tâm. Trong thực tế tùy thuộc vào từng hệ thống riêng biệt mà sẽ sử dụng các cảm biến khác nhau.
Cảm biến là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống, đặc biệt là trong ngành công nghiệp, cảm biến đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tự động hóa, cắt giảm chi phí nhân công, chi phí quản lý, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về cảm biến nhé!!
Cấu tạo chung cảm biến
Cảm biến có nhiều loại với các hình thù và chức năng khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại, chúng có cấu tạo chung gồm 3 bộ phận chính như sau:
- Vỏ bảo vệ, với chức năng bảo vệ các phần bên trong của cảm biến, thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại tùy vào loại cảm biến sử dụng.
- Bộ thu phát tín hiệu, là bộ phận thu phát và cảm nhận của cảm biến nói chung. Ví dụ như: Cảm biến quang phát ra ánh sáng dạng sung, cảm biến nhiệt thì sẽ có các dây cảm biến nhiệt độ nằm trong vỏ bảo vệ,…
- Bộ chuyển đổi tín hiệu nhận về, là bộ phận chuyển đổi các tín hiệu nhận được từ “bộ phận thu phát tín hiệu” thành tín hiệu điện (còn được gọi là bộ vi xử lý tín hiệu hoặc bộ não của cảm biến)
Phân loại cảm biến
Có nhiều loại cảm biến khác nhau và có thể chia ra ba nhóm chính:
- Cảm biến vật lý: sóng điện từ, ánh sáng, tử ngoại, hồng ngoại, tia X, tia gamma, hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, rung động, khoảng cách, chuyển động, gia tốc, từ trường, trọng trường,…
- Cảm biến hóa học: độ ẩm, độ PH, các ion, hợp chất đặc hiệu, khói,…
- Cảm biến sinh học: đường glucose huyết, DNA/RNA, protein đặc hiệu cho các loại bệnh trong máu, vi khuẩn, vi rút…
Vai trò của cảm biến
Trong những ngôi nhà smarthome hiện nay, bạn sẽ thường thấy gia chủ sử dụng một số các cảm biến như: Cảm biến chuyển động đặt tại các hành lang; Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm phòng; Cảm biến âm thanh dùng để bật tắt các thiết bị đèn chiếu sáng,…Cho thấy được tính ứng dụng rộng rãi của sản phẩm.
Trong nhà xưởng, tại các hệ thống tự động hóa, dây chuyền sản phẩm sẽ thường được lắp đặt các loại cảm biến như: Cảm biến chuyển động vật thể; Cảm biến quang; Cảm biến áp suất; Cảm biến tiệm cận,…để tự động hóa quy trình đóng gói, dán nhãn, phân loại sản phẩm,…
Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn khác để cho thấy tầm quan trọng của cảm biến trong đời sống của chúng ta. Trên đây là kiến thức tổng quan về cảm biến, hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn, xin cảm ơn.