XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP SAU COVID-19

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP SAU COVID-19

Chúng ta đang từng bước đi lên trong thời đại 4.0, hay còn được gọi với cái tên “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Nếu so sánh với thời kì đầu ngành sản xuất, nền văn minh loài người đã tiến bộ vượt bậc, gần như chạm đến những điều không tưởng. Ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung đã và đang chuyển mình theo hướng đi mới. Vậy, hướng đi đó là gì. Câu hỏi này sẽ được phân tích trong bài viết kỳ này.

Không chỉ ở Việt Nam mà sản xuất công nghiệp trên thế giới đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid. Nhờ phản ứng quyết liệt của các chính phủ, chúng ta đang dần thấy sự hồi sinh của nền kinh tế. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Tổng Cục thống kế tại Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy chưa trở lại với mức tăng trước Covid (IPP 5 tháng các năm 2018, 2019 lần lượt là 0,3% và 9,5%), thế nhưng đây vẫn được xem là con số tích cực.

I. Thách thức của ngành công nghiệp

Việc quay trở lại đường đua sản xuất công nghiệp của các nước đang được khởi động lại. Cùng với đó là sự đối diện những thách thức của thời đại mới.

1.Thiếu lao động có tay nghề

Tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực biết vận dụng thành tựu đó một cách thành thạo. Công nhân giờ đây không làm công việc tay chân truyền thống mà chuyển hệ giám sát, quản lý thiết bị. Người làm cần được đào tạo những kỹ năng mới để theo kịp chuyển đỏi số nhà máy. Song song đó, nhà sản xuất còn phải đối mặt với làn sóng thiếu hụt lao động sau nghỉ dịch, công nhân có tâm lý e dè khi phải quay trở lại làm việc. Đây là bài toán mà các lãnh đạo phải cân não xử lý.

2.Tự động hóa tối đa

Hầu hết các nhà máy/kho hàng hiện nay đang ở mô hình tự động hóa từng phần. Tự động hóa toàn phần là mục tiêu chung cần hướng đến bởi lợi ích phát triển bền vững. Đặc biệt, giúp nhân viên sản xuất đảm bảo khoảng cách an toàn xã hội giữa thời kì dịch bệnh. Tuy nhiên việc chuyển đổi hoàn toàn bắt buộc bỏ thêm khoản chi phí lớn để bổ sung hệ thống thiết bị, robot là vấn đề lớn khi nhà sản xuất vừa hồi phục kinh tế chưa lâu.

Bên cạnh đó, áp lực cho hạn chế tối đa chi phí phát sinh, bù được khoản đình trệ kỳ dịch nhưng vẫn tăng doanh thu là bài toán cho tự động hóa.

3.Thay đổi nhu cầu tiêu dùng

Sự xuất hiện của đại dịch đã tác động không nhỏ đến lối sống, từ đó nhà sản xuất cần thay đổi quy cách sản xuất đến quy trình vận chuyển. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình, áp dụng công nghệ mới.

II. Xu hướng dịch chuyển

Có thể nói đại dịch là khoảng nghỉ chuyển tiếp cho chặng tăng tốc mang tên tự động hóa. Nhận diện các thách thức hiện tại, ngành công nghiệp đang và sẽ thay áo như thế nào?

1.Tập trung áp dụng robot

Robot là thiết bị tối ưu đang được sử dụng cho nhiều lĩnh vực, y tế, nông nghiệp,…mà dễ thấy nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo. Ứng dụng robot đang là xu hướng đón đầu, để giảm nhân công, chi phí vận hành, tạo được ưu thế cạnh tranh. Càng ngày, thiết kế robot càng nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo hoạt động linh hoạt, hiệu quả. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai áp dụng robot.

Theo dữ liệu Statista, số robot lắp đặt chỉ tính riêng ở Việt Nam năm 2020 là 4500 chiếc, năm 2021 con số này đã tăng lên 7000 chiếc. Tuy chủ yếu sử dụng trong ngành điện tử, tuy nhiên tín hiệu này cho thấy việc lắp đặt robot cho sản xuất đang là ưu tiên trong công nghiệp sản xuất.

2. Xe tự hành

Những chiếc xe tự hành – automated guided vehicles AGV trung chuyển hàng hóa, nâng pallet trên sàn nhà máy hay giữa các kho hàng là hình ảnh không mới với ngành công nghiệp bởi những tính năng vượt trội mà nó mang lại. Xe tự hành AGV có tính linh hoạt cao, khả năng chịu tải lớn. Đây là giải pháp lâu dài cho các cơ sở sản xuất khi muốn nâng cấp lên nhà máy thông minh (Smart Factory).

Xe tự hành vận chuyển theo phương thức SLAM của Công ty IDEA.

Hiện nay các nhà máy, kho vận lớn trên thế giới như Amazone, kho hàng Alibaba đều đang áp dụng mô hình AGV vào quy trình làm việc và cho thấy tính hiệu quả vượt trội.

3. Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D thực chất không xa lạ. Chúng đã ra đời từ năm 1980 bởi Charles Hull. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ càng hiện đại đã hỗ trợ nhiều cho sự phát triển kỹ thuật. Vì vậy mà công nghệ in 3D dễ dàng áp dụng và trở nên phổ biến hơn. Giá thành rẻ mà năng suất cao là lợi ích dễ thấy trước mắt cho các nhà sản xuất.

In 3D bắt đầu từ bản thiết kế CAD, sau đó chuyển thành hàng nghìn lớp cắt 2D xếp chồng lên nhau. Kỹ thuật in 3D có thể dễ dàng ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, không hề bị giới hạn, như y tế, thực phẩm, vật liệu xây dựng, và đặc biệt là sản xuất linh kiện điện tử. Từ đó giúp phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng.

Tóm lược

Nhìn chung sau đại dịch, các doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới, tính toán cân bằng giữa số lượng nhân công và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tự động hóa bằng robot, thiết bị không người lái hay in 3D đã tạo nên làn sóng mới trong công nghiệp sản xuất chế tạo.

IDEA chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ in 3D và xe tự hành chất lượng, được đảm bảo bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm. Liên hệ ngay với chúng tôi trong hôm nay để được biết thêm chi tiết.

 

Chia sẻ bài viết này trên