Các loại đậu phụ nổi tiếng Nhật Bản.
Đậu phụ được làm từ đậu nành. Đậu phụ có lượng calo thấp, chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, đậu phụ có chứa chất chống lão hóa, chống ung thư, giảm thiểu các vấn đề tim mạch.
Đậu phụ tươi có vị thanh mát tinh tế. Đến với ẩm thực Nhật Bản,. Không thể bỏ qua được các món đậu phụ nổi tiếng như:
Kini-dofu ( Silken) đậu mềm:
Đậu phụ này được làm bằng cách kết hợp sữa đậu nành và nước muối nigari, đun nóng đến khi thành kết tủa thành đậu. Kini-dofu là loại đậu tươi mát, ngọt ngào và mịn màng. Kini-dofu thường được ăn lạnh với nước sốt, xì dầu, hành và wasabi. Tuy nhiên, với kết cấu mềm mại thì Silken thường khó chế biến.
Momen-dofu – Đậu phụ cứng:
Được làm từ đậu hũ Silken nhưng đã được ép kĩ, tạo thành khối đậu có hình dáng vững chắc. Đây là một thành phần phổ biến và không thể thiếu khi chế biến các món lẩu Nhật, Sukiyaki…
Goma – Dofu:
Một số món ăn ở Nhật nhìn giống đậu phụ, nhưng chúng không được làm từ sữa đậu nành đông kết, điển hình là Goma-Dofu. Món ăn này được làm từ hạt vừng, nước và bột Kuzu. Goma-Dofu được thưởng thức lạnh với một chút nước tương và Wasabi.
Aburaage và Atsuage – Đậu phụ chiên rán:
Aburaage là loại đậu phụ được cắt mỏng và chiên cho đến khí vàng giòn và phồng. Đậu phụ này có thể được nhồi với các loại nhân khác nhau hoặc thái lát nhỏ để sử dụng trong các món Súp Miso, Kitsune Udon. Còn loại dày hơn là Atsuage, đậu có thể rán để ăn riêng, hoặc cho thêm sốt, dùng chung với súp và món hầm.
Koya-Dofu
Đây là loại đậu phụ đông khô, thường được ngâm trong nước. Sau đó nấu trong súp và được ăn kèm với nước tương, mirin.
Tofuyo
Tofuyo được làm bằng đậu phụ lên men ngâm trong gạo và rượu Awamori, men đỏ trong khoảng thời gian dài. Gạo và men đỏ giúp đẩy nhanh quá trình lên men. Nhờ men đỏ mà Tofuyo có màu đỏ đặc biệt.
Nguồn: www.ittctech-vn.com
www.shinbashi.com.vn